Sản phẩm bánSản phẩm thuê

Bất động sản Việt Nam thời đại dịch từ góc nhìn quốc tế

(Cập nhật: 12/20/2021 5:20:52 PM)

Thị trường bất động sản của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục dẫn đến giá bất động sản tăng vọt. Sự khởi sắc và đi lên của thị đã chứng tỏ khả năng phục hồi thần kỳ của quốc gia này trong thời kỳ đại dịch.

Bất động sản công nghiệp

Ngôi sao của thị trường bất động sản địa phương là khu vực công nghiệp, vốn được hưởng lợi từ sự bùng nổ sản xuất. Trên thực tế cho thấy, những năm gần đây, những công ty điển hình như Nike, Adidas và Samsung đã chuyển quy mô hoạt động ra khỏi Trung Quốc và đặc biệt là tiến vào Việt Nam do chi phí sản xuất ngày càng tăng của Trung Quốc và chiến tranh thương mại với Mỹ. Dữ liệu thương mại ủng hộ sự thay đổi này, với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 435% từ năm 2010 đến năm 2020. Thị trường cũng đã phản ứng với nhu cầu sản xuất gia tăng, khi giá thuê công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,0%. vào năm 2019 và sau đó là 10,6% nữa vào năm đại dịch 2020 theo Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp nở rộ

Bất động sản nhà ở

Về thị trường nhà ở của Việt Nam, thị trường cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân điển hình là do cư dân trong nước hạn chế lựa chọn đầu tư ngoài thị trường nhà ở. Vậy nên nhu cầu mua căn hộ chung cư tràn lan đã vượt quá nguồn cung, đặc biệt với nhiều dự án mới được bán hết ngay sau khi mở bán nên hiện tượng cần nhà ở cao tầng đang trở nên cấp thiết hơn hết. 

Trong khi nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường trong nước. Dễ quan sát ở chỗ, phần lớn sự tăng trưởng đến từ người dân Việt Nam (trong bất kỳ dự án phát triển căn hộ mới nào, người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ). Do đó, tiến bộ kinh tế của đất nước cùng với tầng lớp trung lưu càng ngày càng mở rộng với tốc độ chóng mặt. Đây cũng là những động lực thúc đẩy nhu cầu chính cho thị trường nhà ở đang được nới rộng, với những dấu hiệu ít ỏi cho thấy sự suy giảm sẽ sớm xảy ra.

Chung cư Starlake - Khu đô thị Tây Hồ Tây

Bất động sản văn phòng

Chúng ta có thể nhận thấy, trên khắp thế giớ thị trường văn phòng đã bị ảnh hưởng bởi nhân viên làm “online” và các công ty tiếp tục đánh giá các mô hình làm việc linh hoạt. Với các quốc gia, nền văn hóa và doanh nghiệp khác nhau dự kiến sẽ áp dụng các mô hình văn phòng độc đáo trong tương lai. Điển hình như Paul Fisher, người đứng đầu công ty bất động sản toàn cầu JLL. Tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục sử dụng mô hình văn phòng ưu tiên. Ông lưu ý rằng “việc thiếu tương tác mặt đối mặt đã gây áp lực lên các nhóm. Trong khi một số khách hàng của mong đợi về việc áp dụng các phương thức làm việc linh hoạt trong tương lai, phần lớn điều này sẽ bao gồm văn phòng vẫn là điểm trung tâm cho hoạt động kinh". Do tương lai của bất động sản khối văn phòng vẫn chưa chắc chắn và rõ ràng, nên thói quen làm việc ở Việt Nam dường như cũng ít chịu sự thay đổi.

Bất động sản nghỉ dưỡng

Giống như phần còn lại của thế giới, năm 2020 tàn phá thị trường khách sạn của Việt Nam, với công suất thuê dao động từ 20-30% trong hầu hết thời gian của năm. Mặc dù sự phục hồi dự kiến sẽ diễn ra từ từ, nhưng triển vọng vẫn lớn do ngành du lịch của đất nước đang bùng phát trước đại dịch. Lượng khách quốc tế đang trong mức tăng từ 3,8 đến 18 triệu người sau 10 năm từ năm 2009 đến 2019. Nguyên nhân là do tiến bộ kinh tế dẫn đến việc tăng cường đi công tác. Trong khi đó, Việt Nam đồng thời trở thành một điểm đến kỳ nghỉ được săn đón của người nước ngoài nên thu hút được khá nhiều du khách trong thời gian trên. Gần đây hơn, Sở Quy hoạch Hà Nội khuyến nghị thành phố bắt đầu chuẩn bị xây dựng một sân bay thứ hai để đáp ứng nhu cầu đi lại gia tăng trong thập kỷ tới.

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển

Dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là một điểm đến thuận lợi cho đầu tư trong tương lai. Và sự quan tâm từ các nhà đầu tư đã thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tăng 75% từ năm 2014 đến năm 2019. Tuy nhiên, thị trường vẫn tồn tại một rào cản đối với các nhà đầu tư. 

Bất chấp những nỗ lực gần đây của chính phủ nhằm số hóa hệ thống thanh toán của quốc gia, nhiều giao dịch tài sản vẫn liên quan đến việc hai bên trao đổi tiền mặt hoặc vàng miếng. Hơn nữa, chỉ 31% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và hơn 95% các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt hoặc vàng. Những thực tế này khẳng định rằng Việt Nam vẫn là một thị trường đang phát triển, tuy nhiên điều này đã không làm nản lòng các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng dài hạn của đất nước. Với việc chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% vào năm 2021, thị trường bất động sản của Việt Nam đã sẵn sàng để bắt kịp xu hướng của nền kinh tế trong tương lai.

Forbes

CÁC DỰ ÁN NỔI BẬT

DỰ ÁN NGOẠI GIAO ĐOÀN HÀ NỘI , Khu Đô Thị Ngoại Giao Đoàn , Khu Ngoại Giao Đoàn , Bán căn hộ Ngoại Giao Đoàn , Bán chung cư Ngoại Giao Đoàn , Chính chủ bán căn hộ chung cư Ngoại Giao Đoàn , Xuân Tảo , Bắc Từ Liêm Hà Nội , Tòa N03T2 Taseco , Tòa N01T4 Phú Mỹ , Tòa N01T5 Lạc Hồng , Tòa N01T8 , Tòa N02T3 , Tòa N03T6 , Thuê Embassy Garden ,  Bán biệt thự Starlake Tây Hồ Tây , Khu đô thị Ciputra

0989.734.734
  • Đăng ký thuê/ mua